Lựa chọn chứng nhận theo tiêu chuẩn Hữu cơ hay VietGAP?

      Hiện nay, trước nhu cầu người tiêu dùng muốn dùng hàng nông sản sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm; rất nhiều tiêu chuẩn nông nghiệp đã được xây dựng, ban hành và áp dụng như VietGAP, Hữu cơ; GlobalG.A.P, UADA, JAS, PGS…; Trong đó VietGAP và Hữu cơ Việt Nam là 2 tiêu chuẩn đang được áp dụng phổ biến nhất. Vậy giữa sản xuất và được chứng nhận VietGAP hay hữu cơ có gì khác nhau?

      Sản xuất an toàn hay VietGAP và sản xuất Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là 2 loại hình canh tác khác nhau; nhưng đều nhằm hướng tới việc giảm thiểu tác động tiêu cực từ yếu tố đầu vào bên ngoài, giảm thiểu ô nhiễm gây ra trong quá trình canh tác và góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm.

Khác biệt lớn nhất giữa 2 phương thức canh tác này là:

Hóa chất trong quá trình sản xuất    

Sản xuất NNHC không cho phép sử dụng hóa chất trong sản xuất; vì thế không có phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng như thuốc trừ cỏ, chất biến đổi gen (GMO). Còn trong quy trình sản xuất rau quả và sản phẩm nông nghiệp theo VietGAP; vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ; thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi trong giới hạn cho phép.

Thời gian chuyển đổi 

Đối với NNHC phải có thời gian chuyển đổi đất canh tác (đối với trồng trọt) hoặc chuyển đổi giống vật nuôi (đối với chăn nuôi) tuỳ từng giống cây trồng sẽ có thời gian chuyển đổi tương ứng. Còn đối với VietGAP thì không yêu cầu việc chuyển đổi.

Nông dân canh tác theo mô hình nông nghiệp hữu cơ là dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ; các phần thừa sau thu hoạch; phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng và kiểm soát cỏ dại; côn trùng hại cũng như các loại bệnh mới khác.

Mục đích canh tác

Mục đích hàng đầu của sản xuất nông nghiệp hữu cơ là dù trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng đều nhằm duy trì sức khỏe cho các sinh vật trong hệ sinh thái; từ những sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người; làm giảm tối thiểu các loại ô nhiễm do sản xuất gây ra. Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó; bao gồm việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của các thiên địch sống trong thiên nhiên tự nhiên hoang dã.

      Nhìn chung sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và sẽ cải thiện; duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp; tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên; giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh; sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao…

Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại; đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi; phù hợp với điều kiện địa phương.

      Nông nghiệp hữu cơ không phải là phương thức mới mà là phương thức sản xuất cổ truyền từ xa xưa của cha ông ta, nay được cải tiến và vận dụng khoa học kỹ thuật mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, bảo đảm cho sức khỏe con người.

Áp dụng và chứng nhận theo tiêu chuẩn Hữu cơ hay VietGAP?

      Chúng ta có thể nhận thấy sản phẩm hữu cơ sẽ an toàn; sạch và đảm bảo chất lượng sản phẩm hơn, do đó giá trị sản phẩm trên thị trường cũng sẽ cao hơn. Cùng với đó thì nông dân cũng cần đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn nghiệm ngặt; do không sử dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng…; nên năng suất và sản lượng ban đầu là không cao.

      Ngược lại, việc áp dụng và đạt chứng nhận VietGAP là khá đơn giản, năng suất sản phẩm cao; giá cả sản phẩm trên thị trường cũng cạnh tranh so với các sản phẩm thông thường mà vẫn đảm bảo chất lượng; tính an toàn đối với người sử dụng. Vì lý do đó; VietGAP vẫn đang là tiêu chuẩn được áp dụng, chứng nhận phổ biến tại Việt Nam.

      Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá chứng nhận rất nhiều sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP như: Lúa; Chè; Cà phê; các loại rau, Mướp Đắng, Bí Xanh, Lặc Lè, Dưa Chuột, Cacao, Măng Tây, Nấm, Nho, Bưởi, Thanh Long, Nhãn; các loại ngũ cốc…; Chứng nhận Hữu cơ Việt Nam cho các sản phẩm trồng trọt, Gạo hữu cơ, Chè hưu cơ.

VIỆN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Trụ sở: Lô6/BT7, KĐTM Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

VPĐD: Số 10, Đường 91, KP 2, Phường Thạch Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0984986457

E-mail: info@vienkiemnghiem.vn

0984986457
Zalo