Thời gian qua, việc sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đang được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu thị trường. Đến nay, đã có hàng trăm nghìn héc-ta cây trồng được chứng nhận VietGAP trên khắp cả nước, qua đó giúp nâng cao chất lượng, giá trị cho hàng nông sản.
Lợi ích mang lại
Việc sản xuất theo hướng VietGAP giúp tạo ra các sản phẩm nông nghiệp bảo đảm an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng; bảo vệ môi trường; sức khỏe người tiêu dùng và truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm.
Ðặc biệt, sản xuất theo hướng VietGAP sẽ tiết kiệm được chi phí do sử dụng các nguồn vật tư đầu vào; quản lý sản xuất hiệu quả hơn thông qua đánh giá nội bộ; cải tiến các điểm chưa phù hợp trong hệ thống quản lý; từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân.
Ở nhiều địa phương; việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch đang được các doanh nghiệp quan tâm; Ðến nay, các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Organic, Global GAP…) đang được nhân rộng. Qua thống kê, cả nước hiện có gần 120 nghìn ha được chứng nhận VietGAP. Riêng năm 2019, diện tích được chứng nhận VietGAP gần 40 nghìn ha; trong đó 22 nghìn ha cây ăn quả; gần sáu nghìn ha rau; hơn năm nghìn ha lúa; năm nghìn ha chè; 101 ha cà-phê…
Tại tỉnh Hòa Bình
Tại tỉnh Hòa Bình, những năm qua diện tích và sản lượng rau củ quả không ngừng tăng nhanh; trở thành cây trồng chủ lực, thế mạnh của tỉnh.
Ðiểm nổi bật ở Hòa Bình là nông dân đang chuyển đổi dần sang sản xuất mang tính hàng hóa nhằm tạo điều kiện đầu tư thâm canh như các vùng sản xuất rau củ tại Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy…; tạo thu nhập cao, ổn định cho người dân.
Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá (VPQI) Chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm:
Đậu Cove, Bí Xanh, Dưa chuột, Mướp Đắng cho HTX Nông nghiệp Xanh Kim Bôi – Hoà Bình.
Hướng đi mới cho các địa phương
Để nhân rộng hiệu quả hơn nữa, ngành nông nghiệp và các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn đến người sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất theo các mô hình tiên tiến; tăng cường đào tạo tập huấn cho cán bộ địa phương phục vụ việc tư vấn; hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP.
Mặt khác, các địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng sản xuất an toàn; áp dụng các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm như HACCP, ISO 22000 cho các cơ sở sản xuất, sơ chế nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất.
Xây dựng các mô hình chuỗi sản xuất – cung ứng sản phẩm có chứng nhận, các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; Đây là xu hướng tất yếu hướng đến sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển kinh tế cao cho nông dân; mang đến những sản phẩm an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (xem thêm: Chứng nhận VietGAP)
VIỆN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA
Trụ sở: Lô6/BT7, KĐTM Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội
VPĐD: Số 10, Đường 91, KP 2, Phường Thạch Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0984986457
E-mail: info@vienkiemnghiem.vn
Có thể bạn quan tâm
Chứng nhận DIN 8077
CHỨNG NHẬN DIN 8077 & DIN 8078 – HỢP CHUẨN ỐNG NHỰA PVC-U, PE, PP...
Chứng nhận hợp chuẩn sợi dây đồng tròn, dây cáp đồng
Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa cung cấp dịch vụ chứng nhận...
Chứng nhận mặt bích thép
CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN MẶT BÍCH THÉP Sự phổ biến của mặt bích thép Mặt...
CHỨNG NHẬN VAN VÒI NGÀNH NƯỚC
CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM VAN VÒI NGÀNH NƯỚC Van vòi là một trong những phụ...
Chứng nhận hố ga, nắp hố ga, song chắn rác
Hố ga là một hố được xây dựng đặc biệt nằm bên dưới nước thải...
CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM GẠO TRẮNG
CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM GẠO TRẮNG TCVN 11888:2017 Gạo là sản phẩm thực phẩm sử...
QCVN 08:2020/BCT – Giới hạn hàm lượng chì trong sơn
CHỨNG NHẬN GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG CHÌ TRONG SƠN QCVN 08:2020/BCT Bộ công thương đã...
Chứng nhận hợp chuẩn Tã (Bỉm) trẻ em
CHỨNG NHẬN TÃ (BỈM) TRẺ EM Hiện nay, với sản phẩm tã (bỉm) trẻ em...