Nông nghiệp hữu cơ – Xu hướng của thời đại mới

     Chứng nhận hữu cơ – Xu hướng của nền nông nghiệp bền vững

     Sau gần 30 năm tiến hành đổi mới; nông nghiệp nông thôn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể; giúp cho đất nước có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh như: lúa gạo, cà phê, chè, tiêu.v.v.

     Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới về chất lượng nông sản; sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và tác động của biến đổi khí hậu; thiếu hiểu biết và lạm dụng việc sử dụng phân bón vô cơ trong sản xuất; chưa chú trọng nhiều đến việc phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững thông qua sử dụng phân hữu cơ.v.v.

Để giải quyết những vấn đề trên; Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ nông nghiệp cấp vĩ mô nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trong đó, phát triển nông nghiệp bền vững theo định hướng hữu cơ; nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới sản phẩm sạch; an toàn và đạo đức là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ là gì?

 Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM. Với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng; vật nuôi; tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế; duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất.

Đó là phương pháp nuôi; trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào như thuốc trừ sâu; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học; sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Sản xuất hữu cơ, cội nguồn của thực phẩm sạch, an toàn và đạo đức.

Bối cảnh và thách thức

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 170 quốc gia canh tác theo hướng nông nghiệp hữu cơ.

Để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn và đạo đức; các quốc gia này được phân bố rộng khắp trên các châu lục với tổng diện tích lên tới 43,1 triệu ha. Trong đó, diện tích canh tác của châu Úc là 17,3 triệu ha (chiếm 40%); châu Âu là 11,5 triệu ha (chiếm 27%); châu Mỹ La Tinh là 6,6 triệu ha (chiếm 15%); châu Á là 3,4 triệu ha (chiếm 8%); khu vực Bắc Mỹ và Caribe là 3,0 triệu ha (chiếm 7%); châu Phi là 1,2 triệu ha (chiếm 3%).

Trong đó, quốc gia có diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ lớn nhất là Australia; với diện tích lên tới 17,3 triệu ha; tiếp đến là Argentina với diện tích là 3,2 triệu ha.v.v.(FiBL, 2015).

Điều này cho thấy, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm sạch; an toàn và đạo đức hay có thể nói: đây chính là thách thức nhưng cũng là cơ hội giúp thúc đẩy nền nông nghiệp hữu cơ thế giới.

Thách thức đối với nền nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

Đối với nền nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam; mặc dù đã được hình thành từ lâu tuy nhiên đến nay vẫn còn khá khiêm tốn và có nhiều thách thức như:

– Nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế. Mọi người chưa hiểu được lợi ích của nông nghiệp hữu cơ; họ cho rằng sản xuất nông nghiệp hữu cơ kém năng suất;

– Thói quen sử dụng hóa chất khi sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm qua; đã khiến một bộ phận người sản xuất không đủ kiên định để bỏ thói quen đó và hướng tới nền nông nghiệp an toàn;

– Tài chính cũng là một vấn đề của phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trên thực tế, trong một vài năm đầu thực hiện nông nghiệp hữu cơ chưa đưa lại năng suất và lợi nhuận tối đa; người dân vẫn chưa mạnh dạn chuyển đổi phương thức canh tác vì lo sợ những rủi ro nếu không có chính sách hỗ trợ.

– Chưa có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả; chưa có hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm hữu cơ cấp nhà nước. Vì vậy, vấn đề then chốt là cần tạo lập được cơ quan đủ tư cách pháp nhân; đủ năng lực để chứng nhận được chất lượng sản phẩm hữu cơ;

Mặc dù Chính phủ và các cơ quan chuyên môn bước đầu cũng đã quan tâm đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, nhận thức và quan điểm về nông nghiệp hữu cơ hiện nay vẫn chưa đồng nhất.

Cơ hội đối với nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

– Nhận thấy vai trò của nền nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn mới; Chính phủ đã và đang ban hành các chính sách để hỗ trợ và phát triển liên quan;

– Tư duy, thói quen về nông nghiệp hữu cơ về việc sản xuất và tiêu dùng các các thực phẩm sạch, an toàn, thực phẩm có đạo đức đã có nhiều chuyển biến;

– Xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sản xuất thực hành nông nghiệp an toàn; nông nghiệp hữu cơ cùng mối liên kết 4 nhà, phát triển bền vững theo chuỗi giá trị; phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay;

– Bên cạnh đó, trong thời gian qua Việt Nam đã ký các hiệp định song phương về pháp triển kinh tế-xã hội như: TTP, ATC, PPP.v.v.; đây là cơ hội mở ra một thế giới phẳng giúp thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp nói chung; đặc biệt là nền nông nghiệp hữu cơ nói riêng trong thời kỳ mới.v.v.

– Tại Việt Nam đã có một số tổ chức chứng nhận uy tín được nhà nước cấp năng lực chứng nhận sản phẩm hữu cơ. Điều đó rút ngắn thời gian, chi phí chứng nhận so với việc phải thuê tổ chức nước ngoài thực hiện.

Không nằm ngoài xu thế chung

Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức; nhưng có thể khẳng định xu hướng phát triển các sản phẩm hữu cơ để tạo ra những nguồn thực phẩm sạch, an toàn và đạo đức tiến tới nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là xu hướng của thời đại mới.

VIỆN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Trụ sở chính tại Hà Nội: Lô6/BT7, KĐTM Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

VPĐD khu vực Phía Nam: Số 10, Đường 91, KP 2, Phường Thạch Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0984986457

0984986457
Zalo