CHỨNG NHẬN SẮN KHÔ, TINH BỘT SẮN

    Chứng nhận tinh bột sắn, sắn khô, các sản phẩm từ sắn

Thực tế quy mô sản xuất trên thế giới

Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người. Năm 2006 và 2007, sản lượng sắn thế giới đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với 2005/06 là 211,26 triệu tấn và 1961 là 71,26 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn); kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha); so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới. Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng sinh thái. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Công dụng của sản phẩm

Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền; tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine; acid citric, xiro glucose và đường glucose tinh thể; mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê v.v.

Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố Axit Cyanhydric (HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80–110 mg HCN/kg lá tươi và 20–30 mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160–240 mg HCN/kg lá tươi và 60–150 mg/kg củ tươi. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.

Chứng nhận sản phẩm sắn – Cơ hội xuất khẩu

VPQI hiện đang cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm sắn và chế phẩm từ sắn, phù hợp yêu cầu kỹ thuật của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3578:2020 – sắn khô; TCVN 10546:2014 – tinh bột sắn; TCVN 8796:2011 – bột sắn thực phẩm;

VIỆN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Trụ sở: Lô6/BT7, KĐTM Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội

VPĐD: Số 10, Đường 91, KP 2, Phường Thạch Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0984986457

E-mail: info@vienkiemnghiem.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0984986457
Zalo