Tích hợp các hệ thống quản lý đang là giải pháp được các doanh nghiệp áp dụng nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp; khách hàng; thị trường; luật định và chính trong nội bộ tổ chức.
Giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực
Tại nhiều doanh nghiệp; số lượng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế đang phải duy trì áp dụng đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Điều này phản ánh những bối cảnh và môi trường hoạt động ngày càng phức tạp. Công cuộc theo đuổi tìm hướng cải tiến liên lục; nâng cao năng suất chất lượng đã thúc đẩy nhu cầu doanh nghiệp thiết kế hệ thống quản lý hiệu quả; mau lẹ và tích hợp.
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp áp dụng đồng thời hơn 01 hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng nhằm kiểm soát các khía cạnh hoạt động khác nhau của doanh nghiệp.
Trước đây những hệ thống quản lý (như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000/ HACCP...); thường được xây dựng, triển khai riêng biệt, độc lập với nhau.
Tuy nhiên; theo nguyên tắc vận hành của các tiêu chuẩn này thì về cơ bản tất cả các hệ thống quản lý đều có phương pháp tiếp cận chung và có thể được kiểm soát; vận hành và áp dụng một cách đồng thời.
Hiện nay; trong nước và trên thế giới đều đã có xu hướng tích hợp cho các hệ thống quản lý này mà không xây dựng; áp dụng riêng rẽ từng hệ thống như trước.
Hệ thống quản lý tích hợp mang lại lợi ích gì?
Khi doanh nghiệp đã tích hợp các hệ thống quản lý thành một hệ thống quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu các nguồn lực, mang lại lợi ích to lớn:
– Tạo sự thống nhất trong mục tiêu quản lý các hoạt động
– Tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực vào hệ thống
– Giảm các quy trình, biểu mẫu bị trùng lặp mục tiêu
– Tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có
– Đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, luật định
– Giảm đáng kể chi phí đánh giá chứng nhận
Thực tiễn các doanh nghiệp điển hình
Hội thảo phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chương trình “Đạo tạo, hướng dẫn xây dựng mô hình điểm tích hợp các hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 26000 cho các doanh nghiệp ngành dệt may và da giày” được tổ chức ngày 19/11/2020 được tổ chức tại Nhà khách Công Đoàn – Hà Nội.
Hội thảo có sự tham gia của một số doanh nghiệp thụ hưởng từ chương trình năng suất chất lượng đã áp dụng và được chứng nhận theo các tiêu chuẩn này như: Công ty Cổ phần Nhuộm Hà Nội, Công ty Cổ phần May Sông Hồng, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Protex Việt Nam, Công ty TNHH Dệt Tường Long …
Đại diện doanh nghiệp và Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩn hàng hoá chụp ảnh lưu niệm
Cũng tại đây, các doanh nghiệp đã chia sẻ quan điểm thực tế, những khó khăn, lợi ích khi áp dụng: Để một tổ chức hoạt động hiệu quả thì bắt đầu từ nhà lãnh đạo đến các bộ phận, CBNV phải thay đổi về mặt tư duy nhận thức, ý thức trách nhiệm, nội dung công việc cách thức áp dụng tích hợp một hệ thống quản lý thống nhất chung từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD
Thông tư số 10/2024/TT-BXD ngày 01/11/2024 Thông tư quản lý chất lượng sản phẩm, hàng...
Chứng nhận ống nhựa theo DIN 8077
CHỨNG NHẬN ỐNG NHỰA PVC-U, PE, PP THEO DIN 8077 & DIN 8078 Hiện nay...
Chứng nhận hợp chuẩn sợi dây đồng tròn, dây cáp đồng
Viện Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa cung cấp dịch vụ chứng nhận...
Chứng nhận mặt bích thép
CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN MẶT BÍCH THÉP Sự phổ biến của mặt bích thép Mặt...
CHỨNG NHẬN VAN VÒI NGÀNH NƯỚC
CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM VAN VÒI NGÀNH NƯỚC Van vòi là một trong những phụ...
Chứng nhận hố ga, nắp hố ga, song chắn rác
Hố ga là một hố được xây dựng đặc biệt nằm bên dưới nước thải...
CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM GẠO TRẮNG
CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM GẠO TRẮNG TCVN 11888:2017 Gạo là sản phẩm thực phẩm sử...
QCVN 08:2020/BCT – Giới hạn hàm lượng chì trong sơn
CHỨNG NHẬN GIỚI HẠN HÀM LƯỢNG CHÌ TRONG SƠN QCVN 08:2020/BCT Bộ công thương đã...