CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM HỮU CƠ TRONG NÔNG NGHIỆP
Hiện nay an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu, việc thực hiện phương thức Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), chứng nhận trồng trọt hữu cơ trong những năm gần đây được coi là giải pháp.
Nông nghiệp hữu cơ là gì?
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.
Nông nghiệp hữu cơ phải đáp ứng các mục tiêu sau đây:
a) Áp dụng sản xuất hữu cơ lâu dài, bền vững, theo hướng sinh thái và có tính hệ thống;
b) Đảm bảo độ phì của đất lâu dài và dựa trên đặc tính sinh học của đất;
c) Giảm thiểu (và tránh dùng nếu có thể) vật tư, nguyên liệu đầu vào là chất tổng hợp trong mọi giai đoạn của chuỗi sản xuất hữu cơ cũng như sự phơi nhiễm của con người và môi trường đối với các hóa chất bền hoặc có nguy cơ gây hại;
d) Giảm thiểu việc gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất đến môi trường xung quanh;
e) Không sử dụng các công nghệ không có nguồn gốc tự nhiên (ví dụ: các sản phẩm từ kỹ thuật biến đổi gen, công nghệ chiếu xạ…);
f) Tránh bị ô nhiễm từ môi trường xung quanh;
g) Duy trì tính chất hữu cơ trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và vận chuyển.
Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
Tiêu chuẩn áp dụng đáp ứng các yêu cầu chứng nhận hữu cơ Việt Nam gồm có:
– TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
– TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
– TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ
– TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ
– TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ
– TCVN 11041-7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ
– TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ.
VIỆN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HOÁ được Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cấp năng lực chứng nhận Trồng trọt hữu cơ đối với các tiêu chuẩn:
– TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
– TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
– TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ
– TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ
(Năng lực chứng nhận xem tại đây)
Quy trình chứng nhận hữu cơ của VPQI
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, VPQI sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chứng nhận sản phẩm của quý vị theo đúng chuẩn mực quy định với chi phí hợp lý nhất.
VIỆN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA
Trụ sở: Lô6/BT7, KĐTM Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội
VPĐD: Số 10, Đường 91, KP 2, Phường Thạch Mỹ Lợi, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0984986457
E-mail: info@vienkiemnghiem.vn
Có thể bạn quan tâm
TCVN 5603:2023 – Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm
TCVN 5603:2023 – NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ VỆ SINH THỰC PHẨM Bộ Khoa học và...
Chứng nhận Cọc ống thép, Cọc ống ván thép, Ống thép hàn xoắn
CHỨNG NHẬN CỌC ỐNG THÉP, CỌC ỐNG VÁN THÉP, ỐNG THÉP HÀN XOẮN ...
Quy chuẩn mới về Keo dán gỗ QCVN 03-01:2022/BNNPTNT
Thông tư số 16/2022/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán...
Tin tuyển dụng
VIỆN KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HÀNG HÓA Tuyển dụng: NHÂN VIÊN KINH DOANH...
HACCP/ ISO 22000 – Điều kiện cần để xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
GIẤY CHỨNG NHẬN HACCP/ ISO 22000 – ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN...
Trung Quốc tăng mua tinh bột sắn, sắn lát làm thức ăn chăn nuôi
Nguồn cung ngô gặp khó khăn; giá thức ăn tăng cao do xung đột Nga...
Chứng nhận VietGAP trồng trọt – Yêu cầu chung
Tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt là các quy định về thực hành sản xuất nông...
Chứng nhận Cửa đi, Cửa sổ bằng nhôm, U-PVC
CHỨNG NHẬN CỬA ĐI, CỬA SỔ BẰNG KIM LOẠI/ BẰNG THANH NHỰA CỨNG U-PVC ...